Đồ thờ Bát Tràng là một trong những thương hiệu đỉnh cao của thờ cúng được làm bằng gốm sứ tại Việt Nam. Sản phẩm không chỉ dừng ở độ sạch, độ an toàn cho sức khỏe người dùng mà ngay cả khi chế tác, tạo hình luôn được những chuyên gia phong thủy tư vấn kỹ càng. Tất cả sẽ giúp cho mỗi một sản phẩm được ra lò đều có ý nghĩa nhất định về mặt tâm linh.
Bộ đồ thờ Bát Tràng trên bàn gia tiên cần những gì?
Một bộ đồ thờ Bát Tràng cơ bản trên bàn gia tiên có những vật dụng sau:
Bát hương gốm sứ Bát Tràng
Trong bộ đồ thờ Bát Tràng, bát hương là vật không thể thiếu. Khi tiến hành nghi lễ thờ cúng xong, gia chủ sẽ thắp hương và cắm vào bát hương. Những nén hương chính là thể hiện cho lòng thành, sự hiếu thảo với tổ tiên cùng với những lời khấn cầu xin những điều may mắn. Vậy nên bát hương mang ý nghĩa là sự ấm cúng, luôn hướng về tổ tiên và thần linh.

Ống hương gốm sứ Bát Tràng
Ống hương gốm sứ là đồ thờ Bát Tràng có hình trụ dài, là vật dụng chuyên dùng đựng hương trên bàn thờ. Nó mang ý nghĩa quan trọng trong tâm linh. Việc sử dụng, bảo quản những cây hương giống như việc lưu giữ và gửi gắm sự chân thành đến những người đã khuất. Đây cũng là vật dụng để thể hiện sự ngăn nắp của gia chủ.
Bộ bát cúng cơm Bát Tràng
Bộ bát cúng cơm sẽ được dùng trong những dịp lễ tết. Với ý nghĩa chia sẻ những điều tốt đẹp nhất đến với người thân và đồng thời, cầu mong những điều may mắn đến với gia đình.
Lọ cắm hoa Bát Tràng
Lọ hoa bàn thờ thường sử dụng để cắm hoa vào mùng 1, những ngày rằm hoặc ngày lễ tết. Với mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho tổ tiên, thần Phật. Mỗi bàn thờ thường chỉ có một lọ, nhưng hiện nay có nhiều gia đình có điều kiện sẽ đặt 2 lộc bình cắm cành lộc, hoa sen, đao kiếm… Theo quan niệm phong thủy, lộc bình sẽ thu hút được nhiều lộc, mang bình an đến gia đình.
Một số lọ cắm hương được đông đảo người Việt sử dụng
Mâm bồng gốm Bát Tràng
Mâm bồng hay còn có tên gọi là đĩa chân cao dùng để đựng hoa quả hoặc tiền mã trên bàn thờ để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, lòng thành tâm của con cháu. Tùy vào kích thước và cách bài trí của bàn thờ có thể có 1 đến 2, thậm chí là 3 mâm bồng.
Kỷ chén Bát Tràng
Kỷ chén giúp cho việc nghi lễ trở nên trang trọng hơn. Một bộ kỷ chén thường sẽ có từ 3 đến 5 chén. Bộ 3 chén mỗi chén sẽ tượng trưng cho lòng thành của gia chủ dâng cho 3 ngôi là thần linh, gia tiên, bà cô ông mãng. Bộ 5 chén thì 3 chén chính giữa là dâng cho thần Phật, 2 chén còn lại lần lượt dâng cho gia tiên và bà cô ông mãng.
Bộ đỉnh hạc bằng sứ (Bộ Tam Sư)
Trong bộ đồ thờ Bát Tràng, bộ Tam Sự thường có lư hương hoặc đỉnh đôi hạc. Lư hương dùng để đốt hương trầm để tạo nên không gian ấm cúng, sự thành kính và đồng thời cũng thanh lọc không khí, để gia tăng sự hòa thuận, hiếu thảo và tài lộc. Bộ đôi chim Hạc đứng chầu tượng trưng cho sự gắn kết giữa trời và đất. Nó mang ý nghĩa cao quý và trường tồn, sự may mắn và ấm êm cho gia chủ.
Đèn thờ gốm Bát Tràng
Trong bộ đồ Bát Tràng, đèn dầu thờ là vật được ưu tiên số một. Đèn sẽ đốt cháy trong những nghi lễ truyền thống của người Việt như ngày tết, ngày rằm hay 49 ngày đám tang. Với ý nghĩa là gửi lòng thành cũng như lời mời của gia chủ đến những người đã khuất, mong họ về chung vui cùng gia đình.
Chóe cúng Bát Tràng
Trong tư tưởng tâm linh của người Việt thì người chết đi vẫn sẽ sống ở thế giới bên kia nên khi dâng cúng những đồ ăn thiết yếu dành cho tổ tiên sẽ được đựng trong những chiếc chóe. Ngoài ra, chiếc chóe còn có ý nghĩa cầu mong cho gia đình luôn được no đủ.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin về ý nghĩa của bộ đồ thờ Bát Tràng. Từ đó giúp cho các gia đình có được bộ đồ thờ đầy đủ để bày tỏ sự thành kính với gia tiên, thần phật.
Fanpage: https://www.facebook.com/Decopro.vn
Discussion about this post