Mái tóc dày dặn là niềm mơ ước của không biết bao nhiêu người, nhất là những người có tóc thưa hay bị hói. Để thực hiện ước mơ đó, nhiều người đã không ngại bỏ ra khoản tiền lớn để đi cấy tóc. Mặc dù chỉ là thủ thuật nhỏ nhưng cấy tóc vẫn có nguy cơ nhiễm trùng. Vậy lúc đó phải xử trí ra sao? Chúng ta cùng xem nhé!

Cấy tóc có khả năng bị nhiễm trùng không?
Cấy tóc là một thủ thuật đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả tối ưu giúp khắc phục được tình trạng tóc thưa, hói của người bệnh, khiến họ trở nên tự tin hơn, thành công hơn trong cuộc sống. Hiện nay, nhờ công nghệ kỹ thuật hiện đại mà việc cấy tóc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và hầu như nguy cơ nhiễm trùng là rất thấp. Tuy nhiên thấp chứ không phải không có, tức là vẫn có xác suất xảy ra nhiễm trùng. Vậy dấu hiệu để chúng ta phát hiện nhiễm trùng là gì?
Chi tiết quy trình cấy tóc tại: cấy tóc sức khỏe 123.
Dấu hiệu bị nhiễm trùng sau khi cấy tóc
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là vùng cấy tóc bị sưng tấy, nổi các nốt mẩn đỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau rát và khó chịu. Một số dấu hiệu khác có thể nhận biết là chảy máu. Nếu như nhiễm trùng nặng, các nang tóc mới cấy sẽ có hiện tượng viêm và có các nốt mưng mủ, thậm chí có mùi.
Nguyên nhân bị nhiễm trùng khi cấy tóc
Nguyên nhân chủ yếu khiến bạn gặp biến chứng nhiễm trùng sau khi cấy tóc chính là do vệ sinh kém. Nếu bạn thực hiện cấy tóc ở các cơ sở không có uy tín, công tác vệ sinh tiệt trùng không đảm bảo thì tỷ lệ nhiễm trùng sau cấy tóc là rất cao. Hoặc chính bản thân bạn sau khi thực hiện thủ thuật cấy tóc nhưng lại không chăm sóc tốt dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.
Cách làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng sau khi cấy tóc
Để tránh hiện tượng nhiễm trùng sau khi cấy tóc, bạn có thể tham khảo các cách sau:
– Tránh động chạm tay vào khu vực cấy tóc. Bạn biết đấy, bàn tay của chúng ta rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Khi bạn để tay lên da đầu, vi khuẩn sẽ theo tiếp xúc mà xâm nhập vào vết thương khiến bạn bị nhiễm trùng.
– Không nên gãi da đầu sau khi thực hiện cấy tóc. Nếu bạn gãi sẽ làm xước da đầu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở khiến vết thương nghiêm trọng hơn, và lâu lành hơn.
– Bạn nên thực hiện chăm sóc da đầu theo yêu cầu của bác sĩ.
– Không nên hút thuốc và các loại đồ uống chứa chất kích thích vì chúng làm quá trình lành vết thương của bạn lâu hơn.
– Tuân thủ tái khám định kỳ.
– Chọn cơ sở cấy tóc uy tín. Tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện thẩm mỹ để thực hiện thủ thuật này. Tuy giá thành có thể đắt hơn nhưng bạn sẽ đảm bảo được thực hiện cấy tóc trong một quy trình hợp vệ sinh và được diệt khuẩn, các bác sĩ có tay nghề và nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm trùng sau khi cấy tóc cũng như các biến chứng khác.
Cách xử trí khi bị nhiễm trùng sau cấy tóc
Nếu không may mắn, sau khi cấy tóc mà bạn gặp biến chứng nhiễm trùng thì bạn cần làm theo các bước sau.
Đầu tiên, bạn cần xác định xem có đúng là mình bị nhiễm trùng da đầu hay không bằng cách đọc lại phần Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm trùng sau khi cấy tóc ở phía trên. Hoặc bạn có thể hỏi các bác sĩ thẩm mỹ giỏi tại suckhoe123.vn – chuyên trang Tư vấn Thẩm mỹ và Sức khỏe. Bạn chụp hình ảnh gửi cho các bác sĩ tại đây xem, căn cứ vào hình ảnh bạn gửi và các thông tin bạn cung cấp, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng hiện tại của bạn có đúng là bị nhiễm trùng hay không và còn giúp bạn đưa ra cách xử trí tốt nhất.
Khi đã xác định bạn bị nhiễm trùng sau cấy tóc thì việc bạn cần làm là đến bệnh viện uy tín, có thể là bệnh viện chuyên về da liễu để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý tình trạng này. Và việc của bạn chỉ là tuân theo chỉ định của các bác sĩ để sớm lấy lại được mái đầu bình an vô sự.
Trên đây là những thông tin về cấy tóc bị nhiễm trùng và cách xử trí. Nếu có ý định cấy tóc, bạn nên liên hệ tới Bác sĩ Tâm (suckhoe123) theo SĐT 0985306273 để được tư vấn cẩn thận và chi tiết hơn về phương pháp thẩm mỹ này.
Discussion about this post